Hiện nay WordPress đang là sự lựa chọn phổ biến nhất với nhiều ưu điểm: Dễ dàng sử dụng, update liên tục, có cộng đồng support lớn, nhiều plugin hỗ trợ, tối ưu cho SEO. Các công ty, doanh nghiệp hiện nay đa phần đều có định hướng SEO khi làm web, và WordPress thì đáp ứng được gần như tất cả nhu cầu của người dùng.
Tuy nhiên, wordpress chắc chắn không phải là tất cả, bởi bên cạnh đó có rất nhiều CMS khác tương tự có thể giúp bạn làm website, hoặc phương án tự thuê code riêng cũng được tính đến. So với các CMS có sẵn thì việc thuê code riêng chắc chắn sẽ mất nhiều chi phí hơn, cùng với mỗi lần sửa chữa, thêm các chức năng sẽ cần code riêng và sẽ lại tốn thêm chi phí. Vậy việc chấp nhận bỏ thêm chi phí là có cần thiết hay không? Mình sẽ nêu 1 số quan điểm của riêng mình như sau:
Trường hợp nào nên tự xây code riêng?
Hãy code riêng nếu bạn là 1 doanh nghiệp lớn, có nhân sự code
Nếu là doanh nghiệp lớn chắc chắn sẽ có team code riêng để chủ động trong công việc cũng như xử lý các phát sinh. Mà đã có team code thì tội gì mình không xây riêng, mọi phát sinh, thêm thắt, sửa chữa website đều đã có người lo rồi. Chi phí mình cũng sẽ không bàn đến trong trường hợp này nữa.
Các chức năng khó trên website hay những đòi hỏi riêng biệt phục vụ cho doanh nghiệp lớn gần như là sẽ có, và việc code riêng sẽ chủ động được phương án ngay từ đầu. Những chức năng như thế này cũng sẽ không có sẵn trên các plugin WordPress nên code riêng hoàn toàn chủ động trong vấn đề này.
Khi có code riêng vấn đề bảo mật cũng sẽ bớt lo hơn bởi không phải phụ thuộc vào bên thứ ba như khi cài Plugin trong wordpress, không lo về lỗi bảo mật tới từ bên ngoài.
Ngoài ra, việc sử dụng code riêng cũng cho thấy bạn là một doanh nghiệp đủ tầm, chuyên nghiệp, giúp tạo dựng thêm uy tín với đối tác, khách hàng.
Hãy code riêng nếu nhu cầu thực tế của bạn WordPress không đáp ứng được
Dù bạn có thể không phải một doanh nghiệp quá lớn, nhưng những yêu cầu của doanh nghiệp về Web mà WordPress không đáp ứng được thì bắt buộc phải code riêng thôi. Một số trường hợp có thể kể đến như:
- Yêu cầu về chức năng riêng biệt, phức tạp theo chuyên môn, nghiệp vụ riêng của doanh nghiệp. Ví dụ: website thương mại điện tử lớn với nhiều tính năng quản lý, lọc dữ liệu
- Các website cần xử lý lượng truy cập lớn hoặc đòi hỏi tốc độ cao thường sẽ hiệu quả hơn khi được viết riêng, vì có thể giảm tải các thành phần không cần thiết của WordPress, tăng tốc độ tải trang và tối ưu hóa hệ thống.
- Các website yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt dữ liệu nên được code riêng để tránh những lỗ hổng từ plugin hay bản thân nền tảng WordPress.
- Nếu website của bạn cần kết nối với cơ sở dữ liệu phức tạp hoặc liên kết với các hệ thống khác (như ERP, CRM), việc code riêng có thể giúp tích hợp linh hoạt hơn mà không bị giới hạn.
- Nếu bạn có kế hoạch mở rộng website với nhiều chức năng trong tương lai, code riêng sẽ giúp dễ dàng mở rộng mà không bị ràng buộc vào các giới hạn của WordPress.
Tuy vậy các trường hợp trên là không nhiều. Bạn hãy cân nhắc trước khi thực hiện bởi sẽ kéo theo chi phí về nhân sự hay thuê ngoài, ngoài ra cũng cần người am hiểu về UI/UX khi thiết kế, am hiểu về SEO để web tối ưu tốt cho SEO và đủ công cụ hỗ trợ SEO cần thiết.
Vấn đề SEO khi xây dựng code riêng
Bản thân mình đã từng làm cho một công ty lớn có code riêng, và khi tham gia vào mới thấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến SEO. Mình có thể kể ra một số vấn đề mình đã gặp phải:
- Thứ nhất: Web không tối ưu cho SEO. Các thẻ meta, file robots.txt, file index .xml không có, url không chuẩn. Những khai báo tối thiểu về title SEO, des SEO cũng không có. Đơn giản vì bên code họ có nắm về SEO đâu. Vậy nên cần có sự bắt tay của cả SEO và Code ngay từ đầu
- Thứ hai: Người làm SEO cũng cần có chút kiến thức cơ bản về code, ít nhất là html để có thể làm việc với đội code. Còn cứ ra yêu cầu nhưng đội Code nhiều thuật ngữ họ còn không hiểu là gì. Ví dụ bảo anh thêm giúp em cái thẻ canonical, thì nó là cái gì, thêm vào đâu, thêm như thế nào. Hay tạo giúp em cái sitemap tự động khi có bài viết mới, thẻ json… thì bản thân SEO cũng phải hiểu mới ra yêu cầu được.
- Thứ ba: Hài hòa giữa UI/UX và SEO. Một giao diện đẹp là chưa đủ bởi nó cần đáp ứng một số yêu cầu về SEO trong đó, như phải có thẻ H1, H2, H3, sidebar cần thêm link này link kia, link nào cần được xuất hiện nhiều hơn…
Kể ra thì nghe cũng chẳng có gì to tát nhưng quả thực để thực hiện thì mất khá nhiều thời gian, nhất là với một công ty lớn thì quy trình lại càng loằng ngoằng. Nhiều khi chỉ thêm cái code đơn giản vào mà mất vài tuần. Vậy nên nếu SEO ko có hiểu biết chút ít về code sẽ rất dễ bị đội code qua mặt, họ kêu khó khăn, phức tạp này kia rồi bôi ra thì mất rất lâu nhé. Rồi thì tối ưu tốc độ, thêm cái trang trí cho đẹp, tất cả cần sự phối hợp thì mới nhanh được.
Code riêng có bảo mật hơn WordPress?
Code riêng có thể bảo mật hơn WordPress trong nhiều trường hợp và ngược lại, điều này phụ thuộc vào cách website được phát triển, duy trì, và quản lý. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bảo mật có thể so sánh:
1. Kiểm soát lỗ hổng bảo mật
- Với WordPress, nền tảng này là mã nguồn mở và có hàng triệu người dùng, vì thế nó thường xuyên là mục tiêu của tin tặc. Mặc dù WordPress thường xuyên cập nhật để vá lỗ hổng, nhưng việc sử dụng nhiều plugin và theme bên thứ ba làm tăng nguy cơ bảo mật.
- Code riêng cho phép bạn chỉ tạo ra các tính năng cần thiết và giảm thiểu các thành phần dư thừa, hạn chế các lỗ hổng không cần thiết. Bằng cách này, bạn có thể kiểm soát hoàn toàn các thành phần của website và tránh các lỗi bảo mật phổ biến trong các plugin WordPress.
2. Quản lý quyền truy cập
- Khi code riêng, bạn có thể tự thiết kế các hệ thống xác thực và quyền truy cập sao cho phù hợp với mức độ bảo mật cần thiết của website. Điều này giúp hạn chế rủi ro từ các tài khoản quản trị viên hay các quy trình bảo mật bị bỏ qua trong WordPress.
- WordPress cũng có thể bảo mật tốt khi sử dụng các plugin bảo mật và tối ưu quyền truy cập, nhưng nó vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu các plugin không được cập nhật hoặc bị tấn công.
3. Url phổ biến và dễ đoán
- Các website WordPress dễ bị tấn công do cấu trúc URL quản trị viên dễ đoán (như
/wp-admin
). Dù có thể ẩn URL và dùng các plugin bảo mật, đây vẫn là một lỗ hổng phổ biến. - Khi code riêng, bạn có thể thiết kế URL quản trị và các endpoint API theo cách khó đoán hơn, từ đó hạn chế các cuộc tấn công từ bên ngoài.
4. Phụ thuộc vào bên thứ ba
- WordPress phụ thuộc nhiều vào plugin của bên thứ ba để mở rộng tính năng, và một số plugin này có thể chứa lỗ hổng hoặc mã độc.
- Khi code riêng, bạn có toàn quyền kiểm soát về mã nguồn, từ đó giảm nguy cơ bị lây nhiễm mã độc hoặc bị khai thác.
5. Cập nhật và bảo trì bảo mật
- WordPress đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật cả nền tảng và các plugin để tránh bị khai thác từ lỗ hổng cũ. Hiện việc update đã có thể thực hiện tự động, bạn cũng có quyền chọn plugin nào được phép cập nhật.
- Website code riêng sẽ có quy trình cập nhật và bảo trì riêng theo nhu cầu của bạn, giúp hạn chế các lỗi không mong muốn do bản cập nhật. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đội ngũ phát triển đủ khả năng để bảo trì liên tục, vì mã nguồn riêng vẫn có thể tồn tại lỗ hổng nếu không được kiểm tra chặt chẽ.
6. Chi phí cho việc bảo mật
- Code riêng có thể bảo mật hơn, nhưng đi kèm với đó là chi phí phát triển và bảo trì cao. Nếu bạn không có đội ngũ lập trình đủ chuyên môn hoặc không thường xuyên cập nhật bảo mật, website vẫn có nguy cơ bị tấn công.
- WordPress có thể bảo mật nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc an toàn như chọn plugin uy tín, cập nhật thường xuyên, và thiết lập các phương pháp bảo mật như SSL, tường lửa, và bảo vệ hai lớp (2FA). Việc này thì bạn có thể tự thao tác dễ dàng.
Có thể thấy, Code riêng có thể bảo mật hơn nếu được phát triển và bảo trì chuyên nghiệp, và không phụ thuộc vào các plugin có thể chứa lỗ hổng. Tuy nhiên, nếu không có đội ngũ kỹ thuật tốt, website code riêng có thể gặp rủi ro bảo mật giống như hoặc thậm chí nhiều hơn WordPress.